Phương pháp tăng và hạ độ kiềm trong ao nuôi tôm

20/10/2022 | 562

Độ kiềm là yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, nó liên quan đến sự ổn định của pH trong nước và quá trình lột xác của tôm. Do đó, việc kiểm soát độ kiềm trong ao tôm quyết định đến năng suất vụ nuôi.

Các nguyên nhân làm biến động độ kiềm trong ao tôm

Phương pháp điều chỉnh độ kiềm trong ao nuôi tôm

* Độ kiềm trong ao nuôi thấp

Do nguồn nước có độ kiềm thấp, vùng nuôi tôm có độ mặn thấp

Do ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh ăn tảo và hấp thụ muối carbonat làm độ kiềm trong nước ao giảm xuống thấp.

Do đáy ao tôm bị nhiễm phèn.

Ao bị đóng rong, lab lab, không có rong nổi.

* Độ kiềm trong ao nuôi cao

Nguyên nhân có thể do mật độ tảo trong ao quá cao, quá trình quang hợp của chúng sẽ giải phóng carbonat làm tăng kiềm rất nhanh.

Do sử dụng vôi quá nhiều trước hoặc trong quá trình nuôi.

Nước cấp vào ao có độ kiềm cao.

* Biện pháp xử lý độ kiềm trong ao tôm

- Cách giảm độ kiềm trong ao tôm

Giảm độ kiềm bằng cách thay nước từ từ đến khi đạt được mức mong muốn

Sử dụng men vi sinh để kiểm soát tảo trong ao nuôi. Khi mật độ tảo giảm thì quá trình quang hợp tạo ra ít carbonate nên không ảnh hưởng nhiều đến độ kiềm trong ao.

Khi sử dụng nước giếng cho ao nuôi tôm cần phải kiểm tra độ kiềm của nước trước khi cấp vào ao, nếu độ kiềm cao thì cần phải pha loãng với nước ngọt hoặc nước có độ kiềm thấp để trung hòa. Đặc biệt, cần thường xuyên bón vôi để xử lý đáy ao tôm.

- Cách tăng độ kiềm trong ao tôm

Khi phát hiện ao đóng rong, lab lab thì sử dụng men vi sinh MIRO POND hoặc BZT GOLD để xử lý, ổn định màu nước, sau đó mới tiến hành nâng kiềm.

Men vi sinh xử lý nước ao tôm

Cần phải tuân thủ các yêu cầu khi cải tạo ao phèn để hạn chế axit hòa tan từ đáy ao vào nước làm giảm pH và kiềm. Hạ phèn bằng FIBA PLUS liều 500g/1000m3 nước, rồi mới tiến hành nâng kiềm.

Trước hết loại bỏ ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể, 2 mảnh vỏ trong ao nuôi để không làm ảnh hưởng đến quá trình nâng kiềm.

Nếu độ kiềm trong ao quá cao nên thay nước để giảm độ kiềm trong ao đến mức thích hợp, thay nước từ từ để tôm không bị sốc, stress.

Bón vôi CaCO3 để tăng độ kiềm cho ao nuôi.

Trên đây là các phương pháp tăng và hạ độ kiềm trong ao nuôi tôm. Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0967 737 626 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0967737626
Gọi ngay : 0967737626

Quý khách cần hỗ trợ gì, cứ nhắn với Golden Crop nhé!